Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (phần I)

Chủ đề về sởi chưa bao giờ là một câu chuyện hết nóng, vì mặc dù mùa bùng phát dịch sởi thường vào dịp đông – xuân, nhưng thực tế bệnh sởi có thể gặp quanh năm.

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ bị sởi biểu hiện những triệu chứng giống hệt như các nhiễm virus khác, như cảm lạnh hay cúm khiến cho quá trình chẩn đoán gặp trở ngại. Ở bài viết này, Violetpham.vn tổng hợp các thông tin bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sởi luôn là một bệnh không bao giờ hết “nóng”

Nguyên nhân

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, lây lan qua các chất tiết đường hô hấp khi tiếp xúc với người có virus, nhất là khi họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh sởi còn được gọi là Rubeola, để phân biệt với Rubella hay bệnh sởi Đức. Mặc dù đây là một bệnh cấp tính khá nguy hiểm, nhưng nhờ có các chương trình tiêm chủng mở rộng nên hiện nay tỷ lệ trẻ bị sởi ở lứa tuổi dưới 5 đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, virus này vẫn gây ra khoảng 20 triệu ca mỗi năm, với nguy cơ cao ở các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi.

Trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc sởi

Các nhóm trẻ sau có nguy cơ mắc sởi cao hơn:

Nhóm  trẻ Mô tả
Trẻ chưa được tiêm phòng Trẻ không có miễn dịch chủ động từ Vaccine
Trẻ bị suy giảm miễn dịch Những bé có HIV bẩm sinh, ung thư như bệnh bạch cầu, hoặc các bệnh như lao
Hệ miễn dịch yếu kém Trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu cân, trẻ thiếu Vitamin A
Trẻ thường sống ở những khu vực đông người Ví dụ như nhà trẻ hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ em chẳng hạn
Trẻ ở độ tuổi từ 6-12 tháng tuổi Trẻ ở độ tuổi này đặc biệt nhạy cảm với bệnh sởi do chưa đến tuổi tiêm Vaccine trong khi kháng thể từ sữa mẹ giảm dần

tiem-vaccine-soi

Tất cả trẻ em chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc sởi

Mỗi năm có khoảng 100.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chết vì bệnh sởi. Vì thế, đừng bao giờ chủ quan với căn bệnh này.

Những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Thời kỳ ủ bệnh của sởi khá dài, từ 8-12 ngày, sau đó lần lượt xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau họng và chảy nước mũi: là những triệu chứng đầu tiên, biểu hiện sớm vào cuối thời kỳ ủ bệnh. Rất khó để phân biệt vì các triệu chứng này hầu như giống hệt các bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Chảy nước mũi có thể kéo dài, đi kèm với những cơn ho nghiêm trọng.
  • Viêm kết mạc: là hiện tượng viêm lớp ngoài cùng của mắt, gây đỏ mắt, chảy nước mắt và sốt mức độ vừa.
  • Sau 2-3 ngày kể từ những triệu chứng đầu tiên, các nốt phát ban sởi bắt đầu mọc. Những mụn nước đục xuất hiện sau đó nhanh chóng biến thành những đám phát ban nhỏ, xếp dày, màu đỏ. Các vết ban mọc dần từ sau tai, đến trán, rồi xuống mặt, cổ, ngực, tay và cuối cùng là chân.
  • Sau khi các vết ban mọc thì sốt tăng, lên đến 104 độ F đến 105,8 độ F (tương đương 40-41 độ C). Lúc này bệnh đã trong giai đoạn toàn phát.

benh-ban-dao

Ban đào (Roseola) cũng có những phát ban gần tương tự như sởi

Một số bệnh tương tự như sởi

  • Roseola: còn gọi là ban đào, do virus Herpes gây ra, chủ yếu ở trẻ em.

Ban đào cũng khiến trẻ phát ban khắp cơ thể, nhưng các nốt ban mọc thưa hơn so với sởi, và thời gian tồn tại ngắn hơn. Bệnh sẽ tiến triển tốt lên sau 3 ngày.

  • Rubella: hay bệnh sởi Đức, gây ra bởi virus Rubella, nhưng các triệu chứng khá giống với sởi.

Điểm khác biệt là khi mắc Rubella người bệnh thường bị đau khớp. Và không giống như sởi, Rubella chủ yếu ở thể nhẹ, với khoảng 25-50% trẻ bị nhiễm thậm chí không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và hồi phục trong âm thầm.

Các bệnh kể trên có tiên lượng khác với sởi. Phát ban và sốt cao do sởi thường kéo dài từ 5-8 ngày, sau đó sẽ giảm dần. Bệnh thường kéo dài khoảng 14 ngày, và thường trẻ có những dấu hiệu hồi phục sau 7 ngày.

benh-soi-Duc

Rubella (hay sởi Đức) thường có tiên lượng nhẹ hơn sởi

Trẻ bị sởi được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sỹ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh qua đánh giá trực quan, xem xét mức độ sốt và các nốt phát ban.

Xét nghiệm máu luôn là phương pháp chính xác nhất, vì nó cho thấy sự hiện diện của các kháng thể chống lại virus sởi trong máu người bệnh.

Một trong những đặc điểm lâm sàng quan trọng để chẩn đoán sởi chính là các đốm Koplik, là những đốm nhỏ, không đều, màu trắng xám trên nền đỏ nhạt, xuất hiện ở niêm mạc miệng (bên trong má, vòm họng, bên trong của môi hoặc dưới lưỡi). Các đốm này thường xuất hiện vài ngày trước khi phát ban, và sẽ biến mất nhanh chóng sau 12-18h.

Chẩn đoán trẻ mắc sởi

Đốm Koplik – dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi

Điều trị trẻ bị sởi        

Sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu, và kháng sinh không được sử dụng để điều trị sởi (vì kháng sinh chỉ có hiệu quả khi bệnh căn là vi khuẩn, còn sởi gây ra bởi virus). Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể được thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch để loại bỏ virus một cách tự nhiên.

Tạo miễn dịch: trẻ em trên 12 tháng tuổi nếu được chẩn đoán sởi sớm, trong vòng 72 giờ, có thể được chủng ngừa bằng Vaccine sởi – quai bị – ban đào (MMR), khi đó Vaccine vẫn có tác dụng. Tuy nhiên nếu xét nghiệm máu cho thấy trẻ bị nhiễm virus trước 72 giờ thì Vaccine MMR không còn hiệu quả.

Vaccine phòng sởi không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì thế trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc sởi, cách duy nhất là tiêm kháng thể Immunoglobulin (IG). Đây là những Protein miễn dịch được chiết xuất từ máu của người đã miễn dịch với bệnh sởi (họ được tiêm Vaccine phòng sởi, hoặc đã từng mắc sởi). Tiêm IG cũng được dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau hạ sốt thông thường là Paracetamol, có tác dụng hạ sốt và có thể dùng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên liều dùng phải tuân thủ theo cân nặng của trẻ.

Bổ sung Vitamin: giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch, cũng như giải quyết vấn đề thiếu hụt Vitamin trong cơ thể. Việc trẻ bị thiếu Vitamin A thì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc sởi, mà khi bị rồi thì mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng tăng lên.

Bổ sung Vitamin nên được thực hiện đối với trẻ trên 6 tháng, vì trẻ dưới 6 tháng và được bú mẹ hoàn toàn sẽ nhận được đủ Vitamin từ sữa mẹ.

dieu-tri-soi

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi

Thuốc kháng sinh: được sử dụng không phải để điều trị sởi mà để dự phòng và điều trị những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn. Nhiều loài vi khuẩn có thể không gây bệnh ở điều kiện bình thường, nhưng khi có cơ hội thuận lợi cho chúng, ví dụ như khi hệ miễn dịch của cơ thể đang bị hao tổn, hoặc các nốt ban sởi vỡ ra khiến da bị tổn thương, thì vi khuẩn có thể gây bệnh, và thường kèm theo những biến chứng nặng.

Tham khảo tại: http://www.momjunction.com/articles/measles-in-infants-and-babies_00340328/#gref

Bài viết khác: Những điều nên và không nên khi trẻ mắc tay chân miệng

comments