Trẻ cần bao nhiêu sữa công thức mỗi ngày?

Vấn đề cho bé ăn bao nhiêu sữa công thức là đủ thường khiến các bậc cha mẹ bối rối. Bé ăn như vậy có quá ít không? Dấu hiệu nào cho thấy bé đã ăn đủ rồi? Violetpham.vn sẽ trả lời câu hỏi này ở bài viết dưới đây.

Nên bắt đầu từ đâu?

Thông thường, trẻ sẽ chỉ ăn khi chúng đói và dừng ăn khi bé cảm thấy no. Tuy nhiên những bé được cho bú bình bằng sữa công thức có xu hướng nặng cân hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn vì bé thường ăn nhiều hơn. Sự thèm ăn ở trẻ rất đa dạng, và nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi bé có sự thay đổi ngày qua ngày, tháng qua tháng.

Các hướng dẫn dưới đây dành cho bé được ăn sữa công thức hoàn toàn từ 4-6 tháng đầu, sau đó được cho ăn sữa công thức và ăn dặm cho đến 1 tuổi.

Không nên cho bé ăn hơn 32 ounce sữa công thức (tương đương khoảng 750ml) mỗi ngày, và khi trẻ bắt đầu ăn thêm thức ăn rắn thì bạn phải cắt giảm lượng sữa mà bé ăn.

tre-can-bao-nhieu-sua-cong-thuc

Trẻ nên được cho ăn vừa đủ để tránh thừa cân hay hiện tượng nôn trớ

Tính lượng sữa bé ăn dựa vào cân nặng

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng đầu, khi mà trẻ chưa được cho ăn dặm, có một nguyên tắc được nhiều người ủng hộ: chỉ cung cấp 5 ounce (tương đương khoảng 120ml) sữa ngoài trên mỗi kg cân nặng/ngày.

Ví dụ, trẻ nặng 5kg, bạn sẽ cho trẻ ăn khoảng 25 ounce (tương đương 600ml) sữa công thức/24 giờ.

Những con số này không phải lúc nào cũng cứng nhắc. Chúng cung cấp cho chúng ta một mức trung bình tổng thể để ước lượng nhu cầu của bé. Lượng thức ăn hàng ngày của bé sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu, nghĩa là đôi khi trẻ có thể ăn nhiều hơn một chút, hoặc ăn ít hơn một chút so với hôm qua, và nhiều/ít hơn so với những trẻ khác có cùng độ tuổi hay thậm chí cùng cân nặng.

can-tre

Thông thường, trẻ nặng cân hơn sẽ ăn nhiều hơn

Tính lượng sữa dựa vào các “dấu hiệu đói”

Chúng ta có thể quan sát nhiều hơn để nhận thấy những dấu hiệu thể hiện rõ khi nào nên dừng việc cho ăn lại.

Với trẻ sơ sinh: nếu bé đói, chúng thường sẽ khóc, nhưng đó là một dấu hiệu muộn, nghĩa là khi trẻ khóc vì đói thì chúng đã rất rất đói rồi. Những dấu hiệu sớm hơn có thể bao gồm: kích thích, tỏ ra khó chịu, mút ngón tay hoặc đặt tay lên miệng, quay đầu về phía tay bạn khi bạn vuốt ve má của trẻ,…

Thay đổi sự thèm ăn: có thể bé sẽ nhanh đói hơn bình thường trong thời gian tăng trưởng. Những nhận định này thường xảy ra từ 10-14 ngày sau khi sinh, và các tuần thứ 3, thứ 12 và tuần thứ 24. Trẻ cũng có thể mất sự thèm ăn, giảm cảm giác đói khi bé đang không được khỏe.

Trẻ muốn nhiều hơn: bé thường ăn hết sữa rất nhanh, bú say sưa, và có thể nhìn ngó xung quanh để tìm hiểu xem thức ăn ở chỗ nào. Nếu bé tỏ ra vẫn còn “thòm thèm” thì bạn có thể chuẩn bị thêm 1 bình nữa, nhưng số lượng nên được giảm xuống để tránh trường hợp trẻ không bú hết thì chúng ta phải loại bỏ phần sữa dư thừa đó đi.

Ăn quá nhiều trong một lần: việc bé bị nôn trớ sau khi bú có thể là dấu hiệu bé đã ăn vượt ngưỡng. Hiện tượng ợ hơi là bình thường, vì khi bú trẻ có thể nuốt không khí vào dạ dày và sau đó ợ ra, nhưng nôn trớ thì khác. Đau bụng sau khi bú cũng có thể là dấu hiệu bé bú quá nhiều, khiến dạ dày bị căng tức, khi đó trẻ có thể biểu hiện căng thẳng, hoặc quấy khóc.

tre-doi

Trẻ sơ sinh thường khóc khi tè, ị, hoặc do đói

Không phải lúc nào bé quấy khóc thì có nghĩa là bé đã đói: nhiều người có thói quen chỉ cần bé mở miệng ọ ẹ là vội… nhét luôn núm vú vào miệng bé. Hãy kiên nhẫn và quan sát những biểu hiện, đặc biệt là khi trẻ mới bú xong. Hãy kiểm tra xem bé có đái ị không, bé lạnh hay nóng quá không, bé có khó chịu và muốn ợ hơi không, hoặc đôi khi đơn giản là bé muốn ở gần bạn. Các mom hãy lưu ý những điều này.

Tính lượng sữa theo tuổi

Trong tuần đầu tiên, trẻ bú sữa công thức theo nhu cầu. Sau đó, điều quan trọng đó là không nên cho bé ăn nhiều để bé có cân nặng khỏe mạnh. Nhiều mẹ bỉm sữa vẫn luôn cho rằng phải béo mới là khỏe. Tuy nhiên, khoa học chứng minh chỉ số BMI quá cao, hay còn gọi là thừa cân, béo phì khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật hơn khi trưởng thành.

Hầu hết trẻ mới sinh đòi ăn sau mỗi 2-3 giờ. Hãy bắt đầu với 1,5-2 ounce (tương đương 45-60ml) mỗi lần cho tuần đầu tiên, sau đó tăng dần lên 2-3 ounce (60-90ml) mỗi 3-4 giờ.

Khi bé lớn hơn, dạ dày cũng to hơn và số lần bé bú sẽ ít đi, đồng nghĩa với việc mỗi lần bú sẽ bú được nhiều hơn. Ví dụ, khi trẻ được 1 tháng tuổi, bé có thể giảm xuống chỉ ăn 5-6 lần, mỗi lần 4 ounce (120ml)/24 giờ. Sau 6 tháng, trẻ có thể ăn 4-5 lần/ngày và mỗi lần 6-8 ounce (180-240 ml).

Trẻ có thể duy trì mức ăn 4-5 bình/ngày cho đến sinh nhật đầu tiên, khi trẻ có thể bú sữa bò và ăn dặm cũng như có thêm các bữa phụ.

tre-em

Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng sữa bò

Các dấu hiệu cho thấy bé được bú vừa đủ

Khi bé có những dấu hiệu sau nghĩa là chế độ ăn hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của bé:

  • Bé tăng cân ổn định: trẻ thường không tăng cân sau 2 tuần đầu tiên, thậm chí còn giảm cân (hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 10% trọng lượng cơ thể trong 2 tuần đầu tiên), sau đó bắt đầu phát triển cực nhanh.
  • Bé tỏ ra hạnh phúc: nếu trẻ thoải mái và vui vẻ sau mỗi lần cho ăn thì điều đó chứng tỏ bé được cho ăn đầy đủ, không thừa cũng không thiếu.
  • Tã ướt thường xuyên: trẻ thường tè khoảng 5-6 lần mỗi ngày nếu dùng tã quần dùng 1 lần, và tè nhiều hơn (khoảng 6-8 lần) nếu dùng tã vải (có thể tái sử dụng) do tã dùng một lần có khả năng thấm hút mạnh hơn tã vải.

tre-bi-tro

Bú vượt ngưỡng có thể gây nôn trớ

Nếu bạn lo lắng bé bú quá nhiều/quá ít

Hãy nói với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ, cũng như xác định BMI (chỉ số khối cơ thể) để xem xét việc trẻ có cần điều chỉnh chế độ ăn hay không.

Trẻ thường chỉ ăn do nhu cầu, vì vậy cân nặng khi bú mẹ sẽ nằm trong khoảng BMI cho phép, ít khi bị quá cân. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng “khủng”, khi đó, chúng ta cần một chiến lược để kiểm soát cân nặng của trẻ, và lên kế hoạch thực hiện như thế nào, hãy dành vấn đề này cho các bác sỹ.

Tham khảo tại: https://www.babycenter.com/0_how-much-formula-your-baby-needs_9136.bc

 

comments