Trẻ sơ sinh là những sinh linh rất dễ bị tổn thương, nhất là những trẻ sinh non, thiếu cân lại càng cần nhận được sự chăm sóc y tế đặc biệt.
Mặc dù cho đến hiện tại, các bác sỹ vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân của bệnh, nhưng viêm ruột hoại tử vẫn là mối nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe và thậm chí là tính mạng của trẻ đẻ non, thiếu cân.
Theo thông tin mà Violetpham.vn sưu tầm được, viêm ruột hoại tử xảy ra ở 10% trẻ sơ sinh cân nặng rất thấp (dưới 1.500g), với tỷ lệ tử vong rất cao, hơn 50%, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mặc dù với tỷ lệ thấp hơn, nhưng trẻ đẻ đủ tháng và gần đủ tháng cũng có thể mắc căn bệnh này.
Viêm ruột hoại tử gặp ở 10% trẻ sinh non
Trẻ như thế nào được coi là đẻ non?
Theo phác đồ của WHO năm 2014, đẻ non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ hết 22 tuần đến trước 37 tuần tuổi.
Có 6 giai đoạn:
- Sinh cực non: < 28 tuần
- Sinh rất non: từ 28 – dưới 32 tuần
- Sinh non trung bình: từ 32 – 33 tuần 6 ngày
- Sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày
- Thai gần đủ tháng: 37 – 38 tuần 6 ngày
- Thai đủ tháng: từ 39 – 41 tuần.
Ngoài ra, một số tác giả phân loại thai từ 37 tuần trở lên:
- Sinh non: 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày
- Sinh đủ tháng: 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày
- Sinh muộn: 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày
- Sinh thai già tháng: 42 tuần và hơn [1].
Trẻ sinh trước khi đủ 37 tuần tuổi được xem là sinh non
Các giai đoạn của viêm ruột hoại tử
Ở trẻ đẻ non, bệnh thường khởi phát trong khoảng vài tuần sau sinh, thời gian khởi phát liên quan nghịch với tuổi thai lúc sinh, nghĩa là trẻ càng đẻ thiếu tháng thì thời gian khởi phát bệnh càng dài hơn.
Ở trẻ đủ tháng, tuổi khởi phát trung bình của viêm ruột hoại tử là 1-3 ngày, nhưng có thể xảy ra muộn hơn, nhưng muộn nhất cũng là trước khi trẻ được 1 tháng tuổi.
Người ta chia viêm ruột hoại tử thành ba nhóm giai đoạn, trong đó giai đoạn I và II trẻ sẽ được chăm sóc y tế đặc biệt, trong khi đó giai đoạn III cần được can thiệp bằng phẫu thuật.
- Giai đoạn I:
Dấu hiệu lâm sàng:
- Trẻ ngủ lịm, li bì, thân nhiệt thay đổi thất thường, có thể ngưng thở, nhịp tim chậm
- Nôn, trướng bụng, đại tiện phân có máu.
X-quang: Bóng hơi trong đường ruột
Điều trị:
- Ngưng cho bú
- Cung cấp dinh dưỡng đường tĩnh mạch
- Chọc hút dịch dạ dày
- Chỉ định kháng sinh
Ngưng cho bú khi phát hiện trẻ bị viêm ruột hoại tử
- Giai đoạn II:
IIa: thể nhẹ
IIb: thể trung bình
Triệu chứng lâm sàng:
- Tương tự giai đoạn I
- Toan chuyển hóa, giảm tiểu cầu
- Đau bụng, dấu hiệu liệt ruột
Hình ảnh chụp:
- Bóng hơi đường ruột
- Bóng hơi tại tĩnh mạch cửa
- Tràn khí ổ bụng
Điều trị: tương tự giai đoạn I, kết hợp điều chỉnh toan chuyển hóa.
- Giai đoạn III:
IIIa: Sốc
Dấu hiệu lâm sàng: tương tự giai đoạn II, kèm theo ngưng thở, ngừng tuần hoàn.
X-quang: Tương tự giai đoạn II, kèm theo cổ trướng.
Điều trị: Như giai đoạn II + thuốc vận mạch.
IIIb: Thủng ruột
Dấu hiệu lâm sàng: Tràn khí màng bụng.
Điều trị: Cấp cứu bằng phẫu thuật ngoại khoa [2].
Men vi sinh: cứu cánh cho bệnh nhi viêm ruột hoại tử
Thực ra nguyên nhân của viêm ruột hoại tử hiện nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó được chấp nhận nhiều nhất, đó là do khả năng nuôi dưỡng nội tạng của hệ tuần hoàn ở trẻ đẻ non không đáp ứng được, dẫn đến thiểu dưỡng ruột, do đó gây hoại tử.
Các lợi khuẩn có khả năng giúp giảm tỷ lệ tử vong do viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp trên 1755 trẻ sơ sinh non tháng dưới 34 tuần tuổi được công bố tháng 3/2016 đã cho thấy hiệu quả của chủng Probiotics Bifidobacterium breve M-16V đối với trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ viêm ruột hoại tử [3].
Theo đó, các bé được bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium breve M-16V với liều 3×10^9 (3 tỷ) CFU/ngày cho đến tuần thứ 37 của chu kỳ mang thai. Nghĩa là các bé dưới 34 tuần tuổi sẽ được bổ sung lợi khuẩn trong ít nhất 3 tuần.
Kết quả cho thấy Bifidobacterium breve M-16V giúp làm giảm tỷ lệ mắc viêm ruột hoại tử giai đoạn II và giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở trẻ sơ sinh < 34 tuần tuổi.
Các nghiên cứu khác sẽ tiếp tục được thực hiện để tìm kiếm thêm những chủng lợi khuẩn khác có hiệu quả tương tự, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng.
Tham khảo tại:
[1]. https://www.facebook.com/permalink.php?id=556311141219151&story_fbid=573286269521638
[2]. https://radiopaedia.org/articles/necrotising-enterocolitis-staging-1
[3]. http://journals.plos.org/plosone/article/file?id=10.1371/journal.pone.0150775&type=printable