Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (phần II)

Chăm sóc tại nhà đối với trẻ bị sởi

Việc chăm sóc trẻ tại nhà góp phần không nhỏ trong hiệu quả điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Cho trẻ uống nhiều nước: với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn. Với trẻ trên 6 tháng, có thể cho thêm nước trái cây tươi, vì chúng chứa nhiều Vitamin.

Cho trẻ ăn nhạt, và thức ăn mềm như cháo loãng, súp vì những vết loét trong miệng có thể gây đau khiến trẻ không nuốt được.

cham-soc-tre-tai-nha

Phần lớn trường hợp mắc sởi có thể điều trị tại nhà

Giảm bớt ánh sáng trong phòng: những tia sáng bình thường có thể không gây khó chịu, nhưng virus sởi tấn công vào hệ thần kinh của trẻ sẽ khiến chúng nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì thế hãy kéo rèm xuống.

Nghỉ ngơi thật nhiều: nghỉ ngơi, không chỉ đối với sởi mà còn với mọi nhiễm virus khác, giúp hệ miễn dịch có thời gian để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công nhằm vào virus. Nhiều chuyên gia thậm chí khuyến nghị ba mẹ trẻ cho bé nghỉ học một tháng đối với những bé đi nhà trẻ. Điều này là cần thiết vì kể cả sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn có thể lây virus cho những trẻ khác.

Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị sởi

Virus tấn công khiến hệ miễn dịch bị sao lãng, và đó là cơ hội cho những mầm bệnh có hại khác. Sởi thường sẽ khỏi mà không để lại biến chứng đáng tiếc nào nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, trẻ bị sởi nếu không được chăm sóc tốt có thể dẫn đến những biến chứng:

Viêm phổi: là biến chứng thường gặp nhất. Virus có thể trực tiếp gây viêm phổi hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm phổi.

Viêm phế quản: là tình trạng viêm nhiễm các ống phế quản đưa không khí vào phổi, khiến trẻ đau đớn và có thể gây khó thở.

Viêm tai giữa: là một trong những bội nhiễm phổ biến, khi mà sởi khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập qua vòi nhĩ và gây viêm tai.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: bao gồm viêm thanh quản và viêm khí quản, cũng là những biến chứng có thể gặp.

Viêm não: mặc dù ít gặp nhất trong số các biến chứng của sởi, viêm màng não và viêm não dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong. Cứ mỗi 1000 trẻ mắc sởi thì sẽ có ít nhất 1 trẻ tiến triển thành biến chứng này.

WHO nhấn mạnh: hầu hết trường hợp trẻ tử vong do sởi đều do các biến chứng của nó (chứ không phải bản thân bệnh sởi). Những biến chứng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Và cách phòng bệnh tốt nhất chính là tiêm phòng.

bien-chung-benh-soi

Sởi không gây tử vong mà các biến chứng của nó mới nguy hiểm

Vaccine sởi có hiệu quả ra sao?

Vaccine sởi thường được đi kèm với Vaccine quai vị và ban đào trong cùng 1 chế phẩm (Vaccine MMR). Ở hầu hết các quốc gia, Vaccine MMR là một phần của chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Vaccine có tác dụng làm giảm 99% số ca mắc sởi ở Mỹ kể từ năm 1963.

Một số người có quan niệm sai lầm về tính hiệu quả của Vaccine sởi, cũng như các tác dụng phụ của nó. Một số nghiên cứu chưa được chứng minh đã liên hệ việc tiêm Vaccine với chứng tự kỷ, nhưng những tuyên bố này bị lên án mạnh mẽ. Trong thực tế, Vaccine sởi hoàn toàn vô hại, và được công nhận an toàn bởi Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, tổ chức UNICEF, và thậm chí cả chính phủ Mỹ.

Trẻ nên được tiêm Vaccine sởi khi nào?

Vaccine MMR chỉ được dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Liều khởi đầu được tiêm ở tháng thứ 12-15 và liều thứ hai (liều tăng cường) nên được thực hiện khi trẻ được 4-6 tuổi. Điều quan trọng đó là trẻ cần được tiêm đủ 2 liều để đảm bảo khả năng miễn dịch hoàn toàn chống lại virus sởi.

mmr-vaccine

Vaccine M (Measles) – M (Mumps) – R (Rubella)

Một số điểm khác cần biết về Vaccine MMR

  • Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh từ 6-11 tháng tuổi cũng có thể được chủng ngừa bằng Vaccine này, nhất là khi trẻ sống ở vùng đang có dịch sởi. Trẻ sẽ vẫn phải tiêm thêm 2 mũi thường quy vào giai đoạn 12-15 tháng tuổi, và khi được 4-6 tuổi.
  • Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được chẩn đoán mắc sởi, cách khắc phục duy nhất là tiêm kháng thể IG, tuy nhiên miễn dịch do kháng thể mang lại chỉ có tác dụng ngắn hạn.
  • Ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ em được tiêm phòng sởi có thể gặp những tác dụng phụ mức độ nhẹ như sốt thoáng qua. Trẻ cũng có thể bị phát ban giống như vừa bị mắc sởi.

Các tác dụng phụ thường xuất hiện sau 6-12 ngày sau khi chủng ngừa. Tuy nhiên chúng thường không nguy hiểm và không thể trở thành lý do để tránh việc tiêm phòng. Hơn nữa, các tác dụng phụ này chỉ gặp ở 15% số trẻ được tiêm Vaccine.

  • Một số nơi người ta dùng Vaccine MMRV, là Vaccine MMR được tích hợp thêm Vaccine phòng thủy đậu (Varicella). Mặc dù hiệu quả của Vaccine này đã được ghi nhận bởi AAP và Cục Sức khỏe và Dịch vụ con người Hoa Kỳ, nó vẫn có một số hạn chế nhất định, vì vậy cần được kiểm tra bởi bác sỹ trước khi tiêm.

Những hạn chế của Vaccine MMR

Không được tiêm Vaccine MMR cho trẻ thuộc các trường hợp sau, ngay cả khi trẻ đã được hơn 12 tháng tuổi:

  • Trẻ dị ứng với Neomycin (một loại kháng sinh nhóm Amino glycoside) và Gelatin (một loại Collagen) có khuynh hướng dị ứng cực mạnh với Vaccine MMR. Đồng nghĩa với điều này là các bậc cha mẹ phải thông báo với bác sỹ về tiền sử dị ứng của trẻ trước khi chủng ngừa.
  • Vaccine MMR có thể gây tử vong cho những trẻ bị suy giảm miễn dịch, như bệnh AIDS, hoặc hệ miễn dịch bị thiếu sót trong một số bệnh ung thư.
  • Trường hợp trẻ gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng sau mũi Vaccine đầu tiên thì sẽ được miễn tiêm mũi thứ hai. Tuy nhiên những trẻ này chỉ được 90% miễn nhiễm với bệnh sởi.
  • Nếu trẻ đang bị ốm, hoặc đang trong tình trạng không khỏe nói chung, thì việc chủng ngừa được hoãn lại cho đến khi chắc chắn rằng trẻ đủ điều kiện sức khỏe để tiêm Vaccine. Mọi loại bệnh tật đều khiến hệ miễn dịch nhạy cảm hơn, có thể dẫn đến những tác dụng phụ sau khi chủng ngừa.

Trong những trường hợp như vậy, các bác sỹ sẽ lựa chọn tiêm kháng thể để duy trì miễn dịch ngắn hạn, nếu trẻ đang sống ở nơi mà dịch sởi đang bùng phát.

Trẻ có thể vẫn mắc sởi ngay cả khi đã được tiêm phòng không?

Các chuyên gia y tế tin rằng xác suất để trẻ mắc sởi dù đã được tiêm đủ 2 mũi là rất thấp, và hầu như không thể xảy ra. Liều Vaccine đầu tiên cung cấp miễn dịch 90% trong khi liều thứ hai cung cấp khả năng miễn dịch 99%. Thực tế, không có loại Vaccine nào bảo vệ 100%.

Tuy vậy, chỉ có 3% số người được chủng ngừa mắc bệnh, và cho dù có mắc thì các triệu chứng cũng nhẹ hơn, và ít nguy hiểm hơn so với người mắc sởi mà chưa được chủng ngừa.

tre-mac-soi

Trẻ tiêm phòng vẫn có xác suất mắc sởi nhưng sẽ nhẹ hơn và ít biến chứng hơn

Trẻ sơ sinh được tiêm Vaccine sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm sởi, cũng như ít có khả năng lây nhiễm bệnh sang người khác. Vì thế, chắc chắn việc tiêm Vaccine phòng sởi mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng hơn là nguy cơ do nó mang lại.

Ngoài việc tiêm phòng thì chăm sóc trẻ bị bệnh, cũng như cách ly trẻ khỏi những trẻ khác là chìa khóa để chống lại bệnh sởi.

Các bậc cha mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh sởi cho con?

Một số biện pháp thực ra vô cùng đơn giản nhưng có thể giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc sởi cho trẻ:

  • Bú sữa mẹ: các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người mẹ từng bị sởi, hoặc đã được tiêm Vaccine phòng sởi thì miễn dịch tự động được truyền từ mẹ sang đứa bé một cách tự nhiên thông qua sữa mẹ. Đây là một dạng miễn dịch thụ động, trong đó trẻ được nhận kháng thể có sẵn. Khả năng miễn dịch này mạnh mẽ đến nỗi trẻ hầu như được bảo vệ và miễn nhiễm với bệnh sởi cho đến 12 tháng tuổi, nếu vẫn được nuôi bằng sữa mẹ.

Những bà mẹ chưa được miễn nhiễm với sởi cũng vẫn nên cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ giàu kháng thể và cung cấp nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch của trẻ, điều này đã được khoa học chứng minh.

cho-tr-bu-me

Trẻ được bú mẹ sẽ ít có nguy cơ mắc sởi hơn

  • Tránh xa những nơi có nguy cơ cao: bệnh sởi vô cùng dễ lây, với 90% số người tiếp xúc với vi khuẩn sẽ mắc bệnh nếu chưa được chủng ngừa. Và dịch sởi thường bùng phát vào mùa đông và xuân, nên các mẹ phải chú ý giữ gìn và không nên cho trẻ tiếp xúc với những nơi đông đúc suốt mùa dịch.
  • Duy trì vệ sinh: điều này là hết sức cần thiết, vì virus sởi có thể tồn tại trong 2h trên bề mặt đồ vật, sẵn sàng gây bệnh cho bất cứ ai tiếp xúc với đồ vật đó. Giữ gìn vệ sinh là chìa khóa phòng bệnh thứ hai. Hãy luôn giúp trẻ rửa tay sau khi đi ra ngoài, và vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ, giữ chúng trong tình trạng sạch sẽ.

Tham khảo tại: http://www.momjunction.com/articles/measles-in-infants-and-babies_00340328/#gref

Bài viết khác: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (phần II)

Trẻ bị ho và cảm lạnh: nên điều trị tại nhà hay dùng thuốc?

comments