Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn nhiều non nớt. Do đó khả năng mắc các bệnh về hệ tiêu hóa của trẻ rất cao, gây ra nhiều lo lắng cho bố mẹ. Các bệnh như tiêu chảy, táo bón và biếng ăn rất dễ gặp ở trẻ và nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả và để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì thế, Violetpham.vn sẽ mách mẹ những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa của trẻ. Các mẹ tham khảo nhé.
1. Vai trò của hệ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ.
Mỗi bộ phân trên cơ thể bé đóng một vai trò nhất định. Hệ hô hấp giúp trẻ hít thở khí, hệ tim mạch giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Còn hệ tiêu hóa đóng vai trò như nơi hấp thụ và cung cấp nguồn năng lượng cho trẻ hằng ngày.
6 năm đầu đời là khoảng thời gian để trẻ phát triển không ngừng và phát triển tốt nhất nên tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn với người lớn và đòi hỏi tiêu hóa với năng suất cao. Hệ tiêu hóa của trẻ giúp tiếp nhận chuyển hóa và đào thải thức ăn, Trong quá trình đó nó cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho các cơ quan khác hoạt động. Nên, nếu hệ tiêu hóa gặp trục trắc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Hê tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng sự trưởng thành của các con, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì thế, ngay khi trẻ có dấu hiệu gặp trục trặc về hệ tiêu hóa, mẹ cần có các biện pháp điều trị kịp thời để chấm dứt tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả. Các dấu hiệu thường thấy.
Trẻ hay nôn trớ khi mắc bệnh về hệ tiêu hóa.
Nôn là phản xạ của các chất chứa trong dạ dày và một phần chất chứa trong ruột non trào ngược. Khi bắt đầu nôn thường nôn ra thức ăn và niêm dịch, nghiêm trọng có thể nôn ra nước mật và dịch ruột. Nếu tắc ruột thấp, có thể nôn ra chất chứa trong ruột có mùi hôi. Khác với Ọc sữa ở trẻ sơ sinh, tình trạng nôn trớ kéo dài sẽ không tốt, không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà bé có thể bị suy dinh dưỡng nữa.
Khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc sẽ làm ruột trẻ kém hấp thu.
Biểu hiện là trong phân còn nhiều thức ăn chưa tiêu hóa còn gọi là phân sống, sốt nhẹ, đau bụng nhẹ, có thể nổi hạch dễ nhầm với bệnh nhiễm trùng. Khó đại tiện, ợ hơi, sình bụng, biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh, thiếu máu, rối loạn nước và điện giải, xanh xao, suy nhược. Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu có thể thiếu men tiêu hóa, tổn thương tạng tiết men tiêu hóa như gan, tụy, mật. Viêm nhiễm do vi trùng, ký sinh trùng đường ruột.
Trẻ trở nên biếng ăn và quấy khóc nhiều.
Trẻ không thèm ăn, ăn không ngon, ăn ít. Hệ thần kinh trung ương con người ảnh hưởng các loại kích thích từ môi trường trong và ngoài cơ thể, gây mất thăng bằng chức năng tiêu hóa, sinh biếng ăn thường ở trẻ. Biếng ăn lâu dài liên quan đến bệnh mạn tính ảnh hưởng chức năng đường tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng phát triển.
Mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột.
Trong đường ruột của trẻ tồn tại một hệ khuẩn đường ruột bao gồm các hại khuẩn và lợi khuẩn. Hệ khuẩn này giúp duy trì sự cân bằng và khỏe trong cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng do nhiều nguyên nhân, như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do thức ăn tác động lên mà hệ khuẩn này bị mất cân bằng. Hệ tiêu hóa của trẻ gặp trục trặc khi các hại khuẩn áp đảo vào chiến số lương lớn hơn hại khuẩn, khi đó mất cân bằng lợi khuẩn xảy ra và trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do hại khuẩn gây ra như : tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…
Trẻ có nguy cơ bị viêm ruột kéo dài.
Trẻ thường tiêu chảy kéo dài 2 tuần không khỏi, lặp đi lặp lại, phân xấu, kèm nôn ói, gây mất nước, rối loạn chất điện giải, lâu dần tiêu hao dinh dưỡng, tiêu hóa kém, hấp thu thức ăn yếu, tinh thần mệt mỏi, ăn uống uể oải, gầy gò, thiếu máu và vitamin, giảm miễn dịch. Dễ nhiễm trùng thứ phát đường hô hấp, tai giữa, đường tiết niệu và da. Cũng có một số trẻ sau khi bị tiêu chảy cấp bị giảm hoạt tính men đường kép tạm thời, sự phân giải và hấp thu đường kép kém cũng làm trẻ tiêu chảy kéo dài.
3. Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn phát triển khỏe mạnh.
Hệ đề kháng của trẻ sẽ phát triển tốt hơn nếu bé có nền tảng bảo vệ hệ tiêu hóa tốt. Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh mẹ chú ý đễn các lưu ý sau:
Cho trẻ ăn đúng giờ : Chú ý ăn đúng giờ, đúng lượng. Trẻ nhỏ ngày ăn 4 bữa, cứ cách 3-4 giờ cho ăn. Trẻ 3-6 tuổi ăn ngày 3 bữa, cách 4-5 giờ 1 bữa. Như vậy dạ dày mới bài tiết hết, giúp dịch vị tiết bình thường. Không ăn nhanh, nhai chưa nhuyễn đã nuốt sẽ hại dạ dày.
Không nên cho trẻ ăn quá no: đây là sai lầm thường gặp ở cha mẹ. Cha mẹ có xu hướng ép trẻ ăn no, ăn cố để nhiều chất, tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá no làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột, ảnh hưởng nhu động và tiêu hóa, để tránh tình trạng thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu quá, lên men, thối rữa, gây ợ hơi, nôn, không có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ từ sớm.
Rất ít gia đình bổ sung men vi sinh cho bé từ sớm, thông thường chỉ đợi khi trẻ phải uống kháng sinh và bác sĩ kê kèm men vi sinh. Bố mẹ có thể không biết, men vi sinh là chế phẩm sinh học rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, bên cạnh việc men vi sinh cung cấp hàm lượng probiotic cho đường ruột, hỗ trợ cân bằng hệ khuẩn đường ruột, men vi sinh cũng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Men vi sinh khác với mne tiêu hóa, do đó trẻ có thể dùng trong thời gian dài mà không lo bị ảnh hưởng.
Mẹ có thể tham khảo :
Men vi sinh Brauer http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html
Các bài viết liên quan:
Vai trò của hệ tiêu hóa khỏe mạnh đối với sự phát triển của trẻ.
Làm thế nào để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.