Dấu hiệu bé thiếu kẽm và hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho con khỏe mạnh

Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu kẽm, sự chuyển hoá của các tế bào vị giác của bé sẽ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng biếng ăn, thấp còi nhẹ cân. Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến bé dễ mắc các bệnh do nguyên nhân ngoại vi, nếu bị thương cũng sẽ lâu lành hơn. Bổ sung kẽm cho bé là điều kiện hết sức quan trọng, hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ và vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể để khắc phục lại trình trạng thiếu kẽm phổ hiện hiện nay ở trẻ.

Bổ sung kẽm cho trẻ

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

Có thể nhận thấy dấu hiệu thiếu kẽm như móng tay dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng, da khô (biến đổi chuyển hóa acid béo) là một dấu hiệu gián tiếp. Thiếu kẽm bé ăn không ngon miệng, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực.

Thiếu kẽm cũng gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.

Nhu cầu bổ sung kẽm ở trẻ nhỏ

Tùy theo độ tuổi mà nhu cầu bổ sung kẽm cho bé sẽ khác nhau.

– Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày

– Trẻ từ 7 -11 tháng: 3 mg/ ngày

– Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày

– Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày

– Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày

– Từ 14 tuổi trở lên: Trong khi các bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày

Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, ở Việt Nam có khoảng 25-40% trẻ em không được bổ sung đủ nhu cầu kẽm cần thiết.

Các thực phẩm nhiều kẽm

Những thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, dễ hấp thu nhất từ sữa mẹ. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 – 3 mg/lít), sau ba tháng thì giảm còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong ba tháng đầu ước tính 1,4mg/ngày. Do đó, các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ kẽm bổ sung cho cả 2 mẹ con.

thuc-pham-chua-chat-kem

Khi bé được 6 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm và thử nhiều loại thực phẩm tươi ngon khác nhau. Các loại thực phẩm giàu kẽm là: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, cá chép, gan heo, sữa bột tách béo, thịt bò, lòng đỏ trứng, cùi dừa già, các hạt có dầu, khoai lang, ổi, rau mùi tàu, củ cải…Ngoài bổ sung cho bé thì mẹ cũng cần bổ sung đủ các thực phẩm chứa kẽm, do quá trình chế biến sẽ làm mất đi một lượng kẽm cần thiết nên hiện nay ngoài bổ sung qua các dòng thực phẩm thì bổ sung kẽm qua các dòng viên uống cũng là một lựa chọn nên ưu tiên sử dụng.

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho con là mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ kết hợp với thực phẩm giàu kẽm vì có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nếu bé bị thiếu kẽm và phải uống bổ sung thì không nên cho bé uống cùng lúc với canxi (nếu có) vì canxi làm tăng bài tiết kẽm, khiến việc hấp thu kẽm khó hơn. Để tăng hấp thu kẽm, mẹ nên kết hợp cho con ăn các thực phẩm giàu vitamin C.

Hãy đến các trong tâm y tế, các siêu thị mẹ và bé để nhận được sự tư vấn cụ thể hơn bé nhà bạn gặp phải các vấn đề và có các biểu hiện thiếu kẽm.

comments