Điều chỉnh thực đơn cho trẻ lười ăn, chậm lớn, sức đề kháng yếu

Trẻ chậm tăng cân, biếng ăn kèm theo sức đề kháng yếu là những vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Bổ sung hàm lượng dưỡng chất đầy đủ cho bé thông qua cách chế biến những món ăn trong bữa ăn hàng ngày kết hợp nghiên cứu những khoáng chất, vitamin dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến để bổ sung riêng cho bé. Hãy cùng tham khảo một số cách bổ sung khi bé có dấu hiệu chán ăn, tăng cân chậm.

tre-bieng-an

Bổ sung khoáng chất kích thích vị giác của bé

Khi trẻ biếng ăn, mẹ cần cải thiện vị giác cho trẻ. Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ biếng ăn. Các khoáng chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc.

Trình bày đặc sắc, hương thơm thú vị giúp bé thích thú hơn trong bữa ăn

Sự am hiểu của mẹ liên quan đến màu sắc bé yêu thích sẽ giúp bé có những bữa ăn hấp dẫn hơn. Ngoài ra mỗi bé sẽ có một số sở thích khác nhau về gia vị món ăn, mẹ cũng nên chú ý để có món ăn phù hợp kèm hương thơm bé thích. Có những bé thì rất thích mùi thơm  socola, vani nhưng nhiều bé lại hoàn toàn trái ngược. Điều này có sự ảnh hưởng khá nhiều đến khẩu vị của bé trong các món ăn mẹ chuẩn bị, nên mẹ hãy chú trọng nến khẩu vị và sở thích của bé nha.

giải pháp giúp bé ăn ngon miệng hơn

Lựa chọn phương pháp ăn uống khoa học dành cho bé

Phương pháp ăn uống khoa học sẽ tạo nên một thói quen tự giác dành cho bé. Thay vì chuẩn bị bữa ăn cho bé và chờ đợi bé nuốt từng thìa thì mẹ hãy để trẻ tự giác ngay từ thời điểm bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé một không gian riêng và những món ăn bé thấy thú vị, để bé tự ăn, tự học cách nhai trước khi học nuốt. phương pháp này giúp hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn một cách hiệu quả bất ngờ mà rất nhiều quốc gia hiện nay đang lựa chọn là một trong những điều kiện phát triển cho trẻ nhỏ.

Chia làm nhiều bữa ăn trong 1 ngày cho bé và những thói quen lành mạnh khi ăn

Một số thói quen ăn uống khoa học mẹ có thể tập cho bé như chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi, chơi game, xem hoạt hình hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Điều này rất nhiều trẻ em Việt Nam đang mắc phải, chủ yếu do thói quen của bố mẹ khi chỉ cần bé ăn thì bé thích gì cũng sẽ chiều bé bằng được. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm khi tạo nên một thói quen phát triển không lành mạnh ở trẻ.

Hãy tạo cho con không khí thoải mái khi ăn

Hãy cho bé ăn cùng bữa với các thành viên trong gia đình và cùng trò chuyện với cả nhà khi ăn. Cần chuẩn bị cho bé một chiếc ghế ngồi riêng và các món ăn riêng dành cho bé, thỉnh thoảng bố mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 chút đồ ăn trên mâm cơm của gia đình. Không nên vừa bế bé trên tay vừa ăn cơm, điều này sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ.

be-an-ngon-mieng

Bố mẹ cũng nên tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé như một câu chuyện hoặc trò chơi thú vị với thức ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ có thể dừng lại, chứ không nên ép buộc bé ăn.

Hãy bắt đầu tạo thói ăn uống tốt cho bé. Bé ăn khỏe, ăn tốt thì sức đề kháng và sức khỏe của bé mới thật sự tốt, tránh trường hợp bé kén ăn dẫn đến tình trạng bé chậm lớn, hay ốm vặt ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Kiểm tra sức khỏe định kì hoặc tới các cửa hàng, siêu thị mẹ và bé uy tín, chất lượng để nhận được sự tư vấn chính xác nhất về những vấn đề bé đang gặp phải.

comments