Có một thực tế: 99% vi khuẩn có trong các sản phẩm men vi sinh thông thường bị chết trước khi đến được ruột (nơi chúng phát huy vai trò như một Probiotic) [1]. Đó chính là lý do tại sao việc điều trị các bệnh tiêu hóa, ví dụ tiêu chảy chẳng hạn, bằng men vi sinh chậm đem lại kết quả.
Tôi đã từng có một thắc mắc: chẳng nhẽ trong một gói men vi sinh chứa tới hàng tỷ tế bào mà không có “con” nào sống sót và đến “định cư” được trong ruột của chúng ta hay sao? Ở bài viết này, Violetpham.vn sẽ cung cấp những thông tin lý giải vấn đề, và chỉ ra rằng những sản phẩm nào có thể khắc phục được nhược điểm phổ biến này của đa số các loại men vi sinh trên thị trường.
Các thực phẩm giàu Probiotics
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của Probiotics
Ngoài các yếu tố khách quan như cách bảo quản, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí,… yếu tố quan trọng nhất làm giảm khả năng sống sót của men vi sinh là tác động của muối mật và dịch dạ dày.
Như chúng ta đã biết, trong dịch vị chứa acid Clohydric (HCl) và enzyme Pepsin, làm cho dạ dày có pH từ 1-3. Chúng vừa có tác dụng giúp cho sự tiêu hóa thức ăn, vừa là hàng rào thiên nhiên tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn có hại, ngăn cản chúng xâm nhập sâu hơn và gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên và có lợi cho cơ thể, tuy nhiên nó lại vô tình làm giảm đáng kể tác dụng mong muốn của các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn.
Dạ dày là “cửa ải” đầu tiên các Probiotics phải vượt qua
Làm sao để chọn được men vi sinh có khả năng sống cao
Chìa khóa giải quyết vấn đề này là tìm kiếm trong vô vàn chủng vi khuẩn thuộc nhiều loài khác nhau để chọn lọc ra những chủng có khả năng đề kháng cao hơn với acid dịch vị, từ đó nâng cao tỷ lệ sống của các lợi khuẩn này, làm tăng hiệu quả điều trị.
Trên thực tế, chỉ có những loại lợi khuẩn có sức đề kháng cao, ví dụ như Lactobacillus và Bifidobacteria, được chứng minh là có khả năng sống sót trong acid dạ dày, nhưng với mức độ khác nhau. Những loại vi khuẩn khác, bao gồm nhiều Probiotics, đều bị tiêu diệt bởi acid dịch vị và hầu như không đến được đích cuối cùng là ruột [2].
Hầu hết các men vi sinh trước khi thử nghiệm lâm sàng thì đều thử khả năng sống sót trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên hiện nay cũng còn rất nhiều chế phẩm không có đánh giá gì nên mọi thông tin rất mù mờ, chính vì thế sản phẩm của Brauer có ưu điểm vượt trội.
Trong một báo cáo khoa học đăng trên trang chủ của Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization) tháng 6 năm 2014, 3 chủng lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacteria là B. breve M-16 V, B. longum M-63 và B. longum BB536 được công nhận là có khả năng đề kháng cao với dịch tiêu hóa, bao gồm cả dịch vị (chứa acid HCl) và dịch mật (chứa các muối mật) [3].
Men vi sinh Brauer chứa các chủng lợi khuẩn có khả năng sống sót cao
Đây chính là lý do tại sao Brauer đã nghiên cứu lựa chọn và phát triển các sản phẩm Probiotics có chất lượng và hiệu quả cao bằng cách tăng tỷ lệ và số lượng ba chủng lợi khuẩn này.
Trong mỗi sản phẩm Probiotics của Brauer, 7 lợi khuẩn đã được phân lập tới tận chủng với tổng số lợi khuẩn lên tới 15.2 tỷ đơn vị/ liều dùng 2g, kết hợp với thành phần Inulin (một loại Prebiotic có tác dụng tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển) và vitamin D giúp tăng cường miễn dịch để chống lại sự xâm nhập vi sinh vật có hại và tăng hấp thu Canxi cho cơ thể, men vi sinh Brauer xứng đáng là đối tượng tin cậy trong việc lựa chọn men vi sinh để hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa.
Thời điểm uống men vi sinh
Thực tế, dạ dày tiết ra acid HCl một phần là để nghiền nát thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa cơ học được dễ dàng hơn. Đó cũng là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, vì hầu hết vi khuẩn gây bệnh đều chết ở pH 1-3 của dạ dày. Cái gì cũng có 2 mặt, bởi acid tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng giết chết đa số lợi khuẩn Probiotics.
Các nhà khoa học nghĩ ra cách: bao phủ vi khuẩn trong một viên bao phim tan trong ruột, nhờ đó lợi khuẩn được bảo vệ khỏi acid dạ dày. Nhưng việc đó hết sức phức tạp, hơn nữa quá trình bào chế viên bao cũng có thể làm chết một lượng lợi khuẩn không nhỏ. Không những thế, có một cách vô cùng dễ dàng giúp tăng tỷ lệ sống sót của men vi sinh trong đường tiêu hóa, đó là uống men vi sinh trong bữa ăn. Điều này không chỉ giúp vi khuẩn sống sót mà sự nhào trộn ở dạ dày còn giúp vi khuẩn phân tán đều.
Nên uống men vi sinh gần bữa ăn
Điều đó không có nghĩa là chúng ta nhất thiết phải dùng men vi sinh cùng với thức ăn. Có thể linh hoạt thay đổi thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn đều được. Chỉ cần không uống quá xa bữa ăn. Nghĩa là chúng ta có thể dùng men vi sinh 30 phút trước khi ăn (vì phải mất một thời gian để kích thích dạ dày tiết acid). Một cách khác được các mẹ bỉm sữa thường dùng, đó là cho trẻ uống men vi sinh sau khi ăn một bữa phụ, hoặc bất kỳ thứ bánh trái lót dạ nào khác. Miễn là các lợi khuẩn bé xíu này được bảo vệ bởi một “lớp đệm” là được.
Tham khảo tại:
[1]. https://suckhoetieuhoa.com/99-men-vi-sinh-chua-vao-den-ruot-da-chet/
[2]. https://www.livestrong.com/article/535648-does-stomach-acid-kill-probiotic-supplements/
[3]. http://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=US201600002109
Bài viết cùng chủ đề:
Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ trước hay sau bữa ăn là tốt?