Làm thế nào để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh?

6 năm đầu đời là giai đoạn tốt nhất để cho trẻ phát triển một trí tuệ hoàn thiện và thể chất khỏe mạnh, vì thế mẹ nên có những phương pháp chăm sóc trẻ tốt nhất để các mầm bệnh không thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, trong đó có kể đến các vấn đề về đường tiêu hóa mà trẻ. Làm thế nào để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh? Các  mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của Violtepham.vn nhé.

men vi sinh Brauer úc

Thông tin hữu ích về hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện và còn nhiều non nớt, trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa : tiêu chảy, táo bón, chướng bùng, đầy hơi… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho bé. Một số đặc điểm của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ cần được lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ để tránh rối loạn tiêu hóa:

Hệ vi khuẩn cộng sinh.

Ngay sau khi rời xa môi trường hoàn toàn vô trùng trong bụng mẹ, hệ vi khuẩn cộng sinh trong ruột trẻ đã bắt đầu hình thành và phát triển. Hệ vi khuẩn cộng sinh sẽ khỏe mạnh và làm tốt chức năng của mình hơn khi trẻ được đẻ thường và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, đối với những trẻ đẻ mổ, dùng sữa ngoài hoặc sữa công thức hệ vi khuẩn cộng sinh sẽ yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn. Hệ vi khuẩn cộng sinh này đóng vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa chất và tạo môi trường khỏe mạnh cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Ruột của bé.

Ruột của trẻ dài, có rất nhiều mạch máu, do tụy chưa phát triển hoàn thiện và bài tiết dày đủ các men tụy. Gan cũng chưa hoàn thiện nên chức năng tiêu hóa kém. Do đó, việc tiếp nhận thức ăn ở trẻ sẽ tốn rất nhiều thời gian, sẽ được cải thiện dần theo giai đoạn trưởng thành của trẻ. Để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh thức ăn của trẻ cũng cần phải phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vì thế trẻ bắt đầu ăn dặm và tập làm quen với thức ăn, thức ăn không chỉ phải mềm đảm bảo dưỡng chất mà còn phải dễ tiêu hóa, tránh tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá sức.

Dạ dày của bé.

Không phải mẹ nào cũng biết, dạ dày trẻ khi còn nhỏ còn nhỏ, tròn và nằm cao trong bụng, thành dạ dày mỏng, ít các sợi cơ và sợi chun đàn hồi. Cơ môn vị đóng chặt, cơ tâm vị mở nên khi cho trẻ ăn no hay bú phải hơi nhiều đó cũng là nguyên nhân trẻ rất dễ bị trớ và nôn. Cuối năm thứ nhất khi trẻ biết đứng, đi , hệ tiêu hóa của trẻ ổn định khi đó dạ dày mới nằm ngang.

Thực quẩn là phần trong hệ tiêu hóa của trẻ.

Thực quản của trẻ nhỏ ngắn, thành thực quản mỏng, có ít các sợi cơ và sợi chun giãn, đồng thời cơ thắt vân đoạn dưới thực quản chưa phát triển tốt dẫn đến các cấu trúc chống trào ngược chưa hoàn thiện. Nên trẻ rất dễ bị nôn trớ và trào ngược dạ dày thực quản.

Miệng của trẻ nhỏ.

Miệng trẻ còn nhỏ, lưỡi to và môi dầy thích hợp với động tác bú và mút. Răng chưa có nên thức ăn thích hợp trong 6 tháng đầu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, trước khi được 3 tháng tuổi, tuyến nước bọt và tuyến tụy bài tiết rất ít khiến trẻ chưa có đủ amylase để tiêu hóa được tinh bột. Vì vậy không nên cho trẻ ăn tinh bột, cháo quá sớm.

Răng nằm trong hệ tiêu hóa của bé.

Khi trẻ được 6 tháng, răng trẻ bắt đầu mọc và lúc này sữa mẹ cũng không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ nữa. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng bắt đầu có thể tiếp nhân thức ăn khác ngoài sữa.Nên trẻ phải được ăn thức ăn bổ sung như: sữa công thức, bộ ăn dặm, cháo. Trẻ đã có răng nên cần tập dần cho trẻ ăn thức ăn rắn để tập nhai – cắn – xé. Hướng dẫn cho trẻ ăn là biện pháp quan trọng để chống biếng ăn, ngậm cơm khi trẻ trên 1 tuổi

bo-sung-men-vi-sinh-cho-tre

Làm thế nào để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của tất cả mọi người. Có như thế trẻ mới phát triển tốt nhất cả về thể chất và tinh thần.
Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, mẹ chú ý 3 điều sau nhé.

Cho trẻ ăn đúng cách.

Không nên cho trẻ ăn quá sớm, đó là lời khuyên dành cho các mẹ. Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự sẵn sàng để tiếp nhận các đồ ăn khác ngoài sữa mẹ ( hoặc sữa công thức ), vì thế khi trẻ được 6 tháng tuổi mẹ mới nên cho trẻ tập ăn dặm.
Thức ăn cho bé nên mềm, nấu kĩ và dễ tiêu hóa. Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày của bé vì  chất xơ Vừa giúp thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, vừa hỗ trợ quá trình tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy chất thải còn lại ra ngoài. Mẹ nên tập cho trẻ ăn ít một, ăn từ từ để con làm quen và hấp thụ tốt.

Tập cho bé uống nước theo nhu cầu.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể tập cho trẻ uống nước hằng ngày. Bổ sung nhiều chất lỏng giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu và bài tiết diễn ra suôn sẻ hơn. Nguy cơ táo bón vì thế cũng giảm đi đáng kể.
Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chăm sóc bé. Tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm tái, chưa chín, bởi vi khuẩn sẽ ngay lập tức tìm cách xâm nhập. Không cho trẻ “vượt rào” trong chuyện ăn uống, điều này có nghĩa trẻ chỉ nên ăn những thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phát triển tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Men vi sinh là một trong rất ít các sản phẩm cho bé vừa đạt hiệu quả mà không để lại ảnh hưởng với bé. Men vi sinh có thể bổ sung cho trẻ sơ sinh để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, men vi sinh giúp cung cấp hàm lượng lợi khuẩn rất lớn cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp chúng làm việc tốt hơn, men vi sinh cũng làm tăng sức đề kháng đường ruột hạn chế khả năng mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ.
Mẹ có thể tham khảo :
Men vi sinh Brauer Úc:http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html
Các bài viết liên quan:
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột và những điều mẹ cần lưu ý.
Những bệnh về đường tiêu hóa của trẻ mẹ không nên bỏ qua.

 

comments