Những bệnh đường tiêu hóa của trẻ- bố mẹ không nên bỏ qua.

Trẻ nhỏ rất hay gặp các bệnh về đường tiêu hóa, nhiều bố mẹ thường chủ quan dẫn đến các biến chứng không như mong muốn ở trẻ, trong bài viết này Violetpham.vn sẽ liệt kê những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Cách phòng tránh cũng như điều trị, bố mẹ cùng theo dõi nhé.

bo-sung-men-vi-sinh-cho-tre

Bệnh táo bón thường gặp ở trẻ.

Táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài phân khô và cứng, khi đi sẽ bị đau rát hoặc chảy máu hậu môn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến thực tràng của trẻ. Trẻ có khả năng mắc bệnh này khi bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm.

Nguyên nhân của bệnh táo bón.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ. Trong đó phải kể đến việc hệ khuẩn đường ruột của trẻ bị rối loạn và các lợi khuẩn hoạt động không hiệu quả, bên cạnh đó một số nguyên nhân từ bên ngoài kể đến như : Chế độ ăn của trẻ chưa hợp lí, thiếu chất xơ , trẻ lười uống nước.  

Làm thế nào để cải thiện tình hình?

Bệnh táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhưng lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là đường ruột của bé. Ngay khi trẻ có dấu hiệu táo bón, mẹ nên tìm các biện pháp khắc phục luôn như :

  • Bổ sung đầy đủ nước hằng ngày cho trẻ, có thể nước trái cây.
  • Mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây bổ dưỡng như đu đủ, chuối chin và tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa ăn hằng ngày.
  • Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ.

men-vi-sinh-brauer

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tiêu chảy.

Giống như táo bón, tiêu chảy được xếp vào là một trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Khi bị tiêu chảy, trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng,có nước đi nhiều lần trong ngày và phân có thể có mùi tanh. Bệnh tiêu chảy nguy hiểm hơn táo bón, tiêu chảy nếu không được điều trị nhanh trẻ có thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng , rối loạn điện giải và nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy do đâu?

Các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh này do :

  • Thức ăn của trẻ không đảm bảo vệ sinh.
  • Trẻ bị giun sán hoặc rối loạn hệ khuẩn đường ruột.
  • Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy.

Một số cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần có những biện pháp điều trị kịp thời để trẻ không bị mất nước nhiều. Khi trẻ bị tiêu chảy :

  • Mẹ nên bổ sung nước nhanh chóng.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy do sử dụng thuốc  kháng sinh, bổ sung men vi sinh kịp thời là giải pháp mẹ nên làm.
  • Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh của trẻ kéo dài, kèm theo nôn trớ, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

bo-sung-men-vi-sinh-Brauer

Trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng Nôn ói chu kì.

Nôn ói chu kì là một trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ mà bố mẹ không thể bỏ qua, tuy ít gặp hơn táo bón và tiêu chảy, nhưng nó có thể khiến cho trẻ khó chịu và  mức độ nguy hiểm cũng đáng được bố mẹ lưu ý. Hiện tượng này rất khó chuẩn đoán, thường xảy ra đột ngột và không có nguyên nhân. Khi thấy trẻ có hiện tượng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh và có liệu pháp điều trị kịp thời.

Bệnh kiết lị ở trẻ- bố mẹ không nên bỏ qua.

Bệnh kiết lị nằm trong các bệnh đường tiêu hóa trẻ hay mắc. Kiết lị là cách gọi chung của tình trạng nhiễm trực khuẩn Shigella hoặc amibe Entamoeba histolytica, được lây truyền qua việc vệ sinh kém, thức ăn nhiễm khuẩn, thú vật mang mầm bệnh. Trẻ bị lị sẽ có biểu hiện đau bụng đi cầu, đi xong vẫn có cảm giác mót rặn, sau 1 ngày sẽ xuất hiện nhầy máu, trẻ sẽ mệt lả, đuối sức, lơ mơ, có thể kèm theo sốt. Khi trẻ mắc bệnh mẹ nên đưa đến bệnh viện luôn, không được tư ý điều trị tại nhà, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ cũng có thể mắc phải bệnh tả.

Bệnh tả có nhiều đặc điểm giống với tiêu chảy, tuy nhiên bệnh này được gây ra do một vi khuẩn hình dấu phẩy và nghiêm trọng hơn bệnh tiêu chảy. Triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh tả đó là tiêu chảy ra nước ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng, trẻ mất nước và điện giải nghiêm trọng, lả người, choáng váng. Bệnh tả thường trở thành đợt dịch do lây nhiễm trong vấn đề vệ sinh ăn uống kém, vì vậy khi trẻ mắc bệnh tả, không chỉ cần đưa trẻ đến bệnh viện mà còn phải xử lý vệ sinh các vật dụng ăn uống, thức ăn, nước uống để tránh dịch lây lan.
Để phòng ngừa bệnh tả, mẹ nên chú ý cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ, đồ chơi của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh.

benh-duong-tieu-hoa

Tại sao nên bổ sung men vi sinh cho trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh do tác động từ bên ngoài, một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa là do đường ruột của trẻ không được bảo vệ tốt, hoặc trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, khi đó hàm lượng lợi khuẩn bị thiếu hụt, các hại khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây nên các bệnh của trẻ. Để phòng ngừa các bệnh này, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ.
Men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột, cung cấp đủ hàm lượng lợi khuẩn cho bé, để bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng đường ruột cho bé.
Mẹ có thể tham khảo:
Men vi sinh Brauer http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html

Các bài viết liên quan:
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

comments