Trẻ bị ho và cảm lạnh: nên điều trị tại nhà hay dùng thuốc

Các chuyên gia của Violetpham.vn tin rằng những loại thuốc trị ho và cảm lạnh không kê đơn có thể gây nguy hại cho trẻ nhỏ.

Trẻ bị ho từ 4-6 tuổi có thể dùng các thuốc ho nhưng chỉ khi được hướng dẫn của các bác sỹ hoặc dược sỹ. Với trẻ trên 6 tuổi, các loại thuốc trị ho và cảm lạnh thông thường được xem là an toàn, nhưng vẫn cần được tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng. May mắn là, trong đa số trường hợp, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm hoặc hỗ trợ điều trị cảm lạnh và ho tại nhà mà không cần dùng đến thuốc.

Các liệu pháp điều trị tại nhà

Một liệu pháp tốt phải đảm bảo các tiêu chí: an toàn, kinh tế và thực sự có hiệu quả giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh. Với từng triệu chứng, chúng ta có những cách khác nhau để khắc phục và xoa dịu tương ứng.

  1. Chảy nước mũi:

  • Dụng cụ hút (cấu tạo gồm một bóng cao su nhỏ và một ống mềm) có thể được dùng để hút chất nhầy ra khỏi mũi của trẻ, thích hợp trong trường hợp trẻ chưa biết hỉ mũi. Chất nhầy chính là vũ khí mà các tế bào niêm mạc tiết ra để loại trừ mầm bệnh khỏi cơ thể.
  • Các thuốc kháng Histamine (như Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine) ít có hiệu quả hơn khi sổ mũi do cảm lạnh. Trường hợp viêm mũi dị ứng (hay sốt cỏ khô), các thuốc này có thể cải thiện tình trạng sổ mũi một cách xuất sắc.

Trẻ bị chảy nước mũi

Nước mũi có thể chảy xuống họng gây kích ứng và gây ho

  1. Nghẹt mũi:

  • Nước rửa mũi là ưu tiên hàng đầu.

Các thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý khiến các chất nhầy đặc và khô trở nên lỏng hơn, giúp trẻ dễ hỉ mũi. Nếu có thể, hãy làm ấm các dung dịch này để chúng làm giãn nở các mạch máu tốt hơn, nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi sau đó hút chất lỏng bằng dụng cụ hút cho đến khi đường thở của bé được thông thoáng.
  • Lặp lại việc rửa mũi bất cứ khi nào trẻ bị nghẹt mũi. Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoặc bú bình, hãy dùng nước rửa mũi trước mỗi lần cho trẻ bú.

Rửa mũi cho trẻ bị ho

Rửa mũi à một biện pháp lành tính mà hiệu quả, nhưng không nên lạm dụng

  1. Nhầy mũi đặc:

Có thể dùng tăm bông thấm nước muối để loại bỏ chất nhầy dính trong mũi của trẻ.

Gỉ mũi có thể đóng thành tảng trong mũi khiến trẻ khó thở, thở gắng sức. Tuy nhiên các bậc cha mẹ không nên dùng tay để ngoáy mũi cho bé, vì lỗ mũi trẻ rất nhỏ và dễ bị tổn thương. Tăm bông thấm nước muối là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp này.

  1. Ho:

  • Với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi: cho trẻ dùng chất lỏng ấm (nước ấm hoặc nước táo được hâm nóng). Cho trẻ dùng 5-15ml mỗi lần, 4 lần 1 ngày khi trẻ bị ho. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ nhiễm bào từ Botulinum. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi: dùng 2-5ml mật ong cho trẻ uống từ từ từng chút một. Có thể kết hợp hấp cách thủy với một số vị thuốc dân gian như lá hẹ, hoa hồng bạch,…
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: có thể dùng một số loại tinh dầu như bạc hà, bạch đàn,… mát-xa vùng cổ, ngực của trẻ để giúp trẻ giảm ho. Trường hợp ho có đờm, vỗ nhẹ vào lưng bằng năm đầu ngón tay có thể giúp ích cho việc long đờm, làm trẻ giảm ho.

tre-bi-ho

Nhiều bệnh lý hô hấp đều có triệu chứng là ho

  1. Cung cấp nước:

Hãy cố gắng đảm bảo bé được uống đủ nước và các chất lỏng khác. Khi cơ thể đủ nước, các chất nhầy có thể trở nên lỏng hơn, giúp trẻ dễ hỉ mũi. Nước cũng làm đờm trong họng dễ long ra khi trẻ ho.

  1. Độ ẩm (tỷ lệ nước trong không khí):

Nếu không khí quá khô, hãy dùng máy phun sương tạo độ ẩm. Mặc dù độ ẩm này ảnh hưởng rất ít đến chất nhầy trong mũi, nhưng vì trẻ phải thường xuyên hít thở nên lâu dần những ảnh hưởng nhỏ này có thể tạo nên sự thay đổi.

Việc điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng là cần thiết. Nếu các triệu chứng cảm lạnh không làm phiền đến con bạn thì các biện pháp khắc phục tại nhà vẫn sẽ phát huy hiệu quả. Nhiều trẻ bị nghẹt mũi hoặc ho nhưng vẫn vui vẻ, chơi bình thường và vẫn ngủ ngon.

Những trường hợp trẻ bị ho dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ, hoặc nghẹt mũi khiến bé khó thở thì việc điều trị triệu chứng mới là cần thiết.

may-phun-suong

Làn hơi nước chứa tinh dầu có tác dụng làm thông thoáng đường thở

Bởi vì sốt giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh, chỉ nên điều trị sốt nếu nó gây khó chịu. Thực tế, trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì có thể không cần hạ sốt, hoặc dùng các phương pháp vật lý như chườm trán bằng khăn ướt, lau người để giảm nhiệt thay vì dùng thuốc ngay lập tức.

 

Tham khảo tại: https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chest-lungs/Pages/Coughs-and-Colds-Medicines-or-Home-Remedies.aspx

Bài viết khác: Tất tần tật về viêm tai giữa ở trẻ em

Review Vitamin Brauer cho trẻ 1-3 tuổi

comments