Vai trò của hệ tiêu hóa khỏe mạnh đối với sự phát triển của trẻ nhỏ?

Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều cực kì cần thiết. Hệ tiêu hóa được xem là nơi giúp trẻ nạp năng lượng mỗi ngày. Chỉ cần một tác động không tốt đến hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vậy, vai trò của hệ tiêu hóa khỏe mạnh đối với sự phát triển của trẻ nhỏ là gì, Violetpham.vn cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
bo-sung-men-vi-sinh-de-he-tieu-hoa-khoe-manh

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ.

Không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ, mỗi đặc điểm trên cơ thể đều có những chức năng khác nhau. Nếu hệ hô hấp giúp trẻ hít thở và cung cấp oxi cho cơ thể, hệ tim mạch giúp đưa máu đi khắp cơ thể thì hệ tiêu hóa cũng có vai trò quan trọng không kém là tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải các chất không tiêu hóa ra khỏi cơ thể.
Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quá trình trao đổi, chuyển hóa và đào thải chất diễn ra tốt và suôn sẻ thì chắc chắn sẽ hỗ trợ các cơ quan khác làm việc rất hiệu quả,ngược lại, nếu hệ tiêu hóa của trẻ làm việc không tốt cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự điều tiết và phát triển của các cơ thể.
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng, rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Mỗi phần có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau. Một phần nào đó bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.

bo-sung-men-vi-sinh-cho-be-yeu

Các rối loạn tại đường tiêu hóa mà trẻ thường gặp.

Khi trẻ còn nhỏ, các cơ quan và sức đề kháng còn rất nhiều hạn chế, cho đến khi trưởng thành trẻ không thể tránh khỏi việc mắc bệnh, nhất là đối với các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Các bệnh trẻ có thể gặp phải được kể đến như:

Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Dấu hiệu thường thấy nhất trẻ thường nôn hoặc ọc sữa sau bú, xảy ra nhiều hơn trong những tháng đầu đời, khiến các mẹ lo lắng. tình trạng này hầu hết sẽ hết ở thời điểm trẻ được 12 tháng tuổi. Chỉ một số ít sẽ tiếp tục còn triệu chứng, thậm chí nặng hơn do xuất hiện những biến chứng của trào ngược dạ dày – thực quản mang lại như viêm thực quản, khàn tiếng, khò khè, biếng ăn, suy dinh dưỡng, …Lúc này tình trạng đã trở thành bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và ảnh hưởng xấu của nó đã tác động lên các cơ quan khác ngoài đường tiêu hóa.

Trẻ bị đau quặn bụng.

Trẻ nhỏ “ miệng ăn thì có miệng nói thì không” nên bố mẹ rất khó phát hiện và nhận biết được tình trạng bệnh của trẻ, Nếu bố mẹ thấy trẻ đột nhiên khóc thét lên , người vật vã, không chịu bú trong nhiều ngày liền, thì có thể hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, bé có thể bị đau bụng do nguyên nhân rất đa dạng, nhưng thường do thức ăn (sữa) khó tiêu, bụng bị đầy hơi, hoặc có thể do dị ứng với sữa hay trào ngược dạ dày – thực quản nói ở trên. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ gây căng thẳng và lo lắng cho các bậc phụ huynh mà còn làm trẻ giảm bú, ít ngủ và chậm tăng cân.

Trẻ bị tiêu chảy và táo bón.

Hai bệnh đặc trưng và thường gặp ở trẻ nhất. Đây cũng được đánh giá là hai bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời vì có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả như trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, đối với bệnh tiêu chảy, trẻ còn có nguy cơ tử vong rất cao.

men-vi-sinh-brauer

Các biện pháp phòng ngừa để các bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa được xem như nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho bé mỗi ngày, nguồn cung cấp năng lượng này hoạt động kém, đồng nghĩa với việc kéo theo rất nhiều cơ quan khác làm việc “ uể oải”.
Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, mẹ nên tham khảo các cách sau. Bú mẹ hoàn toàn đến 4-6 tháng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần đạm dễ tiêu trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ hấp thu, không đầy bụng, sữa không bị ứ lại tại dạ dày, giúp giảm trào ngược và đau quặn bụng. Ngoài ra, sữa mẹ giàu alpha-lactalbumin sẽ giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, chống sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, giảm nguy cơ tiêu chảy. Hơn nữa, trong sữa mẹ có hơn 130 loại chất xơ khác nhau, giúp làm mềm phân, tăng thời gian đi chuyển của phân trong lòng ruột, và kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột trẻ giúp giảm táo bón.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ.

Bên cạnh các biện pháp trẻ, việc cung cấp các lợi khuẩn Probiotics và prebiotics cũng rất khả quan và được đánh giá cao. Men vi sinh giúp cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dày đặc trong đường ruột, không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ mà còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất có trong men vi sinh cũng bổ sung dưỡng chất cho bé rất tốt.
Mẹ có thể quan tâm:
Men vi sinh Brauer Úc:http://www.violetpham.vn/men-vi-sinh-brauer-uc.html
Các bài viết liên quan:
Làm gì để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh?
Trẻ bị loạn khuẩn và những điều mẹ cần biết.

comments